Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Toàn cầu và Việt Nam

Băng tan gây ra hiện tượng biển xâm lấn

Biến đổi khí hậu là những thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến môi trường sống, bầu khí quyển và khí hậu nói chung. Nó tác động mạnh mẽ đến các hệ sinh thái trên trái đất và sống hàng ngày của con người.
Và hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu không chỉ tác động tới hệ sinh thái, cuộc sống của con người thời điểm hiện tại mà còn là mối lo trong tương lai. Giống như các quốc gia khác trên thế giới hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng ngày càng rõ rệt hơn.  Chúng ta cùng đi tìm hiểu về hậu quả biến đổi khí hậu trong nội dung bài viết sau đây nhé.

Xem thêm: kích thước Lavabo 

Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu tác động đến Toàn cầu:

Hệ sinh thái bị thay đổi và bị phá hủy:

Hệ sinh thái bị thay đổi và bị phá hủy
Hệ sinh thái bị thay đổi và bị phá hủy

Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái của chúng ta. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn.
San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên chỉ là một trong rất nhiều tác hại của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái.

Mất đi sự đa dạng sinh học:

Hậu quả biến đổi khí hậu không chỉ làm cho hệ sinh thái tự nhiên bị thay đổi mà còn làm cho sự đa dạng sinh học trở nên bớt phong phú hơn.
Do hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiệt độ tăng cao nên làm cho một số loài động thực vật biến mất, thâm chí rơi vào tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng do thiếu môi trường sống.
Theo tính toán, nếu như nhiệt độ Trái đất tăng thêm từ 1,1 độ đến 6,4 độ nữa thì sẽ có khoảng 50% loài sinh vật đứng trước thách thức bị tuyệt chủng giống nòi. Ngay trong thời điểm hiện nay thì đã có một số loài động vật phải di cư do hậu quả của việc biến đổi khí hậu toàn cầu.

Các tác hại đến kinh tế:

Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.
Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới.

Băng tan gây ra hiện tượng biển xâm lấn:

Băng tan gây ra hiện tượng biển xâm lấn
Băng tan gây ra hiện tượng biển xâm lấn

Nhiệt độ tăng cao do hậu quả của biến đổi khí hậu nên những núi băng và sông băng bị tan chảy dẫn tới co hẹp diện tích và chiều cao. Có thể kể đến một ví dụ điển hình như dãy Hy Mã Lạp Sơn hiện bị tan chảy băng nên hàng năm bị co lại tới 37m/ năm.

Chiến tranh và xung đột:

Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ.

Chiến tranh và xung đột
Chiến tranh và xung đột

Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ vì thế càng tăng cao.
Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh.
Xung đột ở Darfur (Sudan) xảy ra một phần là do các căng thẳng của biến đổi khí hậu.

Dịch bệnh xuất hiện thường xuyên:

Bùng phát dịch bệnh cũng là một trong những hậu quả biến đổi khí hậu toàn cầu mà con người phải đối mặt.
Nhiệt độ ngày càng tăng cao lại kết hợp với những đợt mưa lũ, hạn hán kéo dài giúp hình thành những dịch bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động thực vật.
Hiện nay, tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra cảnh báo rằng, do hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu mà những loại bệnh trước đây chỉ xuất hiện ở vùng nhiệt đới thì giờ đây đã xuất hiện cả ở những khu vực ôn đới. Con số thống kê cho thấy, hàng năm có tới 150.000 người chết do mắc các bệnh về tim, đường hô hấp.

Sự nóng lên của Trái Đất gây ra hạn hán ở nhiều nơi:

Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát.

Sự nóng lên của Trái Đất gây ra hạn hán ở nhiều nơi
Sự nóng lên của Trái Đất gây ra hạn hán ở nhiều nơi

Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.

Bão lụt:

Trong khi những khu vực trên chịu cảnh hạn hán thì nhiều khu vực khác trên thế giới lại liên tục hứng chịu tác động của những đợt bão lũ.
Nhiệt độ nước biển tăng càng làm cho sự xuất hiện của những cơn bão ngày càng dày đặc. Không chỉ vậy, mức độ nguy hiểm của chúng cũng ngày càng tăng cao. Theo như nghiên cứu thì trên thực tế do hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu mà trong vòng 30 năm qua, số lượng những cơn bão có cấp độ mạnh và nguy hiểm đã tăng lên gấp đôi so với trước đó.

Những đợt nắng nóng kéo dài:

Những đợt nắng nóng kéo dài dẫn tới những nguy cơ hỏa hoạn, cháy rừng cũng là hậu quả biến đổi khí hậu toàn cầu mà chúng ta đang ngày càng thấy rõ.

Những đợt nắng nóng gay gắt kéo dài
Những đợt nắng nóng gay gắt kéo dài

Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.
Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.

Hậu quả của biến đổi khí hậu tại Việt Nam:

Biến đổi khí hậu Tác động tới tài nguyên nước:

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam làm lượng mưa thay đổi nên dòng chảy của những con sông cũng không còn tự nhiên như trước. Cùng với đó là những biến đổi về lượng nước ngầm hay tình trạng hạn hán,.…

Biến đổi khí hậu Tác động tới lĩnh vực nông nghiệp:

Biến đổi khí hậu Tác động tới nông nghiệp
Biến đổi khí hậu Tác động tới nông nghiệp

Thời tiết, mưa bão thất thường làm cho mùa màng thất bát, gia tăng dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Trên thực tế thì nhiều năm trở lại đây, bạn cũng có thể nhận thấy rõ điều này khi nhiều địa phương tay trắng sau mỗi vụ mùa.

Biến đổi khí hậu Tác động tới tài nguyên rừng:

Hệ sinh thái cũng như diện tích rừng của nước ta đang ngày càng bị suy giảm do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam. Đặc biệt là diện tích rừng ngập mặn ven biển, giảm tới 80%.

Biến đổi khí hậu Tác động tới tài nguyên rừng
Biến đổi khí hậu Tác động tới tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của nước ta hiện đang phải đứng trước mối đe dọa lớn bị cháy rừng do nhiệt độ tăng cao, những đợt nắng nóng kéo dài.

Biến đổi khí hậu Tác động xấu tới sức khỏe:

Cũng giống như các quốc gia chịu ảnh hưởng của hậu quả biến đổi khí hậu, Việt Nam hiện nay cũng phải đối đầu với những dịch bệnh trên người và động thực vật. Có thể kể tới một số loại dịch bệnh đã làm cho ngành y tế nước ta phải “lao đao” như dịch tả, cúm gia cầm, bệnh tai xanh, bệnh sốt xuất huyết,….

Biến đổi khí hậu Tác động tới cơ sở hạ tầng:

Biến đổi khí hậu Tác động tới cơ sở hạ tầng
Biến đổi khí hậu Tác động tới cơ sở hạ tầng

Sự xuống cấp nhanh chóng của những cơ sở hạ tầng cũng nằm trong những hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Những cơn mưa, bão lũ đột ngột và bất ngờ khiến cho tuổi thọ của chúng bị giảm sút. Thậm chí, với những vùng lũ quét thì chúng có thể biến mất một cách nhanh chóng.

Xem thêm: phong thủy nhà vệ sinh

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *