Nội Dung
Thể tích bể phốt của nhà mình là bao nhiêu? làm sao để có thể tính được thể tích bể phốt của nhà mình trước khi thuê dịch vụ hút bể phốt? là những vấn đề được rất nhiều gia chủ đặc biệt quan tâm. Bài viết hôm nay, hutbephotviettin sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tính thể tích bể phốt chuẩn xác nhất.
Xem thêm: Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Bể phốt là gì?
Bể phốt là nơi xử lý nước thải bậc một nó xử lý sơ bộ và phải thực hiện 3 chức năng chính đó là: Lắng nước thải, lên men cặn lắng và lọc nước thải sau khi lắng.
Với những loại bể phốt thông thường chúng chỉ được nối với bồn cầu, đa số là nơi tiếp nhận các chất thải là phân và nước tiểu sau mỗi lần chúng ta đi vệ sinh từ bồn cầu, nhà vệ sinh trôi xuống bể phốt.
Vai trò của bể phốt trong đời sống hằng ngày:
Hiện nay, bất cứ gia đinh nào cũng sẽ có một bể phốt riêng biệt. Nên với việc thiết kế được một bể phốt tiêu chuẩn sẽ đáp ứng được công năng của nó, gồm: Lưu trữ chất thải rắn, lưu trữ bọt vàng và bùn, xử lý sinh học các chất thải. Quá trình phân hủy chất thải sẽ khiến chất thải lắng đọng ở bên dưới nổi lên, bọt váng cũng nổi lên bề mặt, khí sẽ thoát ra ngoài.
Bể phốt có chức năng giúp chứa và xử lý chất thải hộ gia đình, chung cư, cơ quan công sở,… Vậy nên, nó đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi công trình. Tuy nhiên, tùy vào công trình mà bể phốt có kích thước, thể tích có sự khác nhau.
Hướng dẫn cách tính thể tích bể phốt đúng chuẩn:
Công thức tính thể tích (m³) của một bể phốt, cũng hoàn toàn như công thức tính thể tích của một hình hộp. Cụ thể công thức tính như sau:
V = a*b*h
Trong đó:
- a: chiều dài
- b: chiều rộng
- h: chiều cao
Thể tích của bể phốt được tính = chiều dài X chiều rộng X chiều cao (đo chính xác 3 cạnh rồi nhân với độ dài của 3 cạch với nhau).
Lưu ý: chính xác là phải cùng một đơn vị đo
Ví dụ:
Thể tích của một cái bể phốt có chiều dài, rộng, cao lần lượt như sau: 3,4,2 (đơn vị tính mét).
Công thức được tính như sau:
3*4*2 = 24 (m3)
Như vậy là cái bể phốt đó sẽ chứa được 24m3 nước đó các bạn.
Kích thước bể tự hoại tiêu chuẩn:
Kích thước bể phốt của một hộ gia đình tiêu chuẩn, sẽ được thiết kế theo hình vuông hoặc tròn. Bể phốt thường được sử dung là bể phốt đúc sẵn hoặc bể xây.
Kích thước bể phốt 2 ngăn cho gia đình:
Bể phốt 2 ngăn là loại bể phốt phù hợp nhất cho 1 hộ gia đình 4 người. Loại bể phốt này sẽ được đặt dưới nền nhà nên khi gặp sự cố hư hỏng thường rất khó khắc phục.
Bể phốt này sẽ hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Nước từ bồn cầu chảy xuống theo đường ống.
- Sử dụng 1 ngăn chứa chất thải bằng 2/3 thể tích bể; ngăn còn lại chứa chất thải.
Kích thước của bể này thường có độ sâu là 1m2 trở lên; độ rộng tùy theo thiết kế của công trình.
Kích thước bể phốt 3 ngăn:
Bể phốt 3 ngăn thường sẽ được sử dụng ở các doanh nghiệp hay chung cư. Việc sử dụng bể phốt 3 ngăn sẽ giúp giảm được chi phí xây dựng; hiệu suất xử lý sẽ ổn định; hợp vệ sinh;…
Bể phốt 3 ngăn sẽ gồm 3 ngăn chứa, trong đó ngăn chứa phân sẽ rộng nhất, bằng ½ diện tích toàn bể; 2 ngăn còn lại rộng bằng ½ ngăn chứa phân, 1 ngăn lắng và 1 ngăn lọc. Kích thước bể sẽ phụ thuộc vào số người sử dụng để xây dựng. Bể thường sẽ có độ sâu trên 1m2, rộng từ 1m trở lên.
Phương pháp tính toán xây dựng bể tự hoại:
Theo mục K.10 trang 285 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” ta có công thức tính toán bể tự hoại như sau:
Khi lưu lượng nước thải đến 5,5m3/ngày thì:
W = 1,5 x Q (m3)
Khi lưu lượng nước thải trên 5,5m3/ngày thì:
W = 0,75 x Q + 4,25 (m3)
Trong đó: Q là lưu lượng nước thải trong ngày m3/ngđ.
Dung tích bể tự hoại còn được được xác định theo bảng K-2 trang 287 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình”
Cách thiết kế bể tự hoại:
Bể tự hoại tối thiểu phải có 2 ngăn. Ngăn vào của bể có dung tích tối thiểu không nhỏ hơn 2/3 dung tích toàn bể và phần chất lỏng cũng không nhỏ hơn 2,0m3, chiều rộng tối thiểu là 900mm và chiều dài tối thiểu là 1500mm. Chiều sâu lớp nước trong bể không nhỏ hơn 760mm và không lớn hơn 1800mm. Ngăn thứ hai của bể tự hoại dung tích tối thiểu là 1,0 m3 và tối đa là 1/3 dung tích toàn bộ bể. Tức bể tự hoại có dung tích nhỏ nhất là 3m3. Đối với bể tự hoại dung tích trên 6,0m3, chiều dài ngăn thứ hai không bé hơn 1500mm.
Mỗi bể tự hoại phải có ít nhất hai cửa thăm có kích thước tối thiểu 500mm và có nắp di chuyển được. Cửa thăm cần đặt ngay phía trên ống vào và ra của bể tự hoại. Nếu bể có chiều dài ngăn thứ nhất lớn hơn 3600mm thì phải có thêm một cửa thăm đặt phía trên tường ngăn của bể.
Lỗ chừa cho đường ống ra, vào bể phải có kích thước tối thiểu bằng kích thước của ống nối. Đường kính ống nối không được nhỏ hơn đường kính ống vào,ống ra của bể và tối thiểu là 100mm. Các phụ kiện đường ống lắp đặt bên trong bể đều phải có tiết diện tương đương với đường ống nối và cũng không nhỏ hơn 100mm đường kính.
Các dạng T (hoặc tương đương) lắp trong bể ở đầu ống vào và ống ra phải được kéo dài đoạn trên cao hơn mặt nước ít nhất 100mmvà đoạn ngập sâu dưới mặt nước tối thiểu 300mm. Đáy ống vào phải cao đáy ống ra ít nhất 50mm.
Ở vị trí thông nhau giữa các ngăn của bể phải lắp đặt bằng phụ kiện dạng cút lắp quay xuống ở ngăn vào sao cho đáy ống quay xuống nằm ở nửa độ sâu của nước trong bể. Đường kính các cút này phải tương đương với ống vào, nhưng không được nhỏ hơn 100mm cấm dùng phụ kiện bằng gỗ trong bể tự hoại.
Tường bao của bể tự hoại phải cao hơn mặt nước trong bể ít nhất là 230mm. Nắp bể tự hoại phải cao hơn lỗ thông hơi ngược trong bể tối thiểu là 50mm.
Nếu bể tự hoại đặt dưới nền lát bê tông hoặc asphan yêu cầu phải có cửa thăm bằng với cốt mặt nền. Vị trí đó phải được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
Tất cả các phương pháp thiết kế trên được trích dẫn ra từ phụ lục H – mục H1.5.2 trang 181 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình.