Nội Dung
Bạn có biết rằng, bể Anoxic (Bể thiếu khí) là một trong những giai đoạn xử lý nước thải của công nghệ AAO? Bạn có biết bể Anoxic là gì không?
Bể Anoxic là gì?
Bể Anoxic hay còn gọi là bể lên men là hệ thống bể xử lý Nito trong nước thải bằng các phương pháp sinh học. Công nghệ xử lý được áp dụng trong bể Anoxic thường là Nitrat hóa và khử Nitrat. Bể thiếu khí Anoxic còn có cả chức năng xử lý Phốt pho. Ở bể này việc xử lý chất thải sẽ diễn ra các quá trình như lên men, cắt mạch, khử Nitrat thành Nito,…..
Quá trình xử lý cũng như các phản ứng hóa học diễn ra trong bể Anoxic sẽ được chúng tôi cung cấp tới các bạn lần lượt trong nội dung bài viết.
Ưu điểm của bể Anoxic
Giúp bảo vệ môi trường, tránh xả những chất độc hại, khó phân hủy trực tiếp ra môi trường
Tiết kiệm, cải tạo lại nguồn nước nhằm tái sử dụng cho sản xuất
Giảm thiểu được hiện tượng tắc cống, tắc bể phốt.
Giúp phân hủy chất hữu cơ, giảm mùi hôi thối trước khi được đưa ra bên ngoài
Kiểm soát được chất lượng nước thải, và nước sử dụng trong sản xuất công nghiệp.
Nhược điểm của bể Anoxic
Cần có một diện tích đủ rộng để thi công
Tiền đầu tư ban đầu (mua bùn, bổ sung chất hữu cơ thường xuyên) gây tốn kém.
Có một bản thiết kế sơ đồ bể phốt, hệ thống lắng, lọc, chứa hết sức tỷ mỉ.
Cấu tạo bể lên men Anoxic
Để quá trình xử lý nước thải được diễn ra thành công. Và đúng với quy trình sinh học, thì bể Anoxic cần đảm bảo một vài thiết bị hỗ trợ như:
Máy bơm khuấy trộn nước.
Hệ thống có chức năng hồi lưu bùn vi sinh từ quá trình sau trở về bể Anoxic.
Hệ thống cung cấp chất dinh dưỡng và cơ chất cho vi sinh vật thiếu khí mới phát triển.
Khi đã được sự hỗ trợ của những trang thiết bị này. Thì quá trình hoạt động của bể sẽ diễn ra hiệu quả hơn. Nhằm đảm bảo chất lượng và sự an toàn trong việc xử lý nước thải.
Xem thêm: Bột thông tắc bồn cầu
Nguyên lý của bể Anoxic
Trường hợp thiếu oxy, các loại vi khuẩn khử nitơrat denitrificans (dạng kỵ khí tùy tiện) sẽ tách oxy của nitơrat và nitrit để oxy hóa chất hữu cơ. Nitơ phân tử tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.
Quá trình chuyển: NO3 – NO2 – NO – N2O – N2 (NO, N2O, N2: dạng khí)
Tuy nhiên để cho quá trình này diễn ra thì cần phải xảy ra thêm 2 quá trình Nitrit hóa và Nitrat hóa ở điều điện hiếu khí nhe.
- Quá trình nitrit hóa: NH4 + O2 —Nitrosomonas—> NO2-
- Quá trình nitrat hóa: NH4 + O2 —Nitrobacter—> NO3-
Nhưng để xử lý được Nitơ cũng đòi hỏi có nguồn Cacbon để tổng hợp tế bào. Do nước thải đã được nitrat hóa thường chứa ít vật chất chứa Cacbon nên đòi hỏi phải bổ sung thêm nguồn Cacbon từ ngoài vào. Trong một số hệ khử nitrit sinh học, nước thải chảy tới hoặc tế bào chất thường là nguồn cung cấp Cacbon cần thiết. Khi xử lý nước thải công nghiệp thường thiếu Cacbon hữu cơ nên người ta thường dung CH3OH rượu metylic làm nguồn Cacbon bổ sung. Nước thải công nghiệp nếu nghèo chất dinh dưỡng nhưng lại chứa Cacbon hữu cơ thì cũng có thể hòa trộn vào.
Quá trình loại bỏ chất dinh dưỡng phospho
Photpho xuất hiện trong nước thải ở dạng PO4 3- hoặc poli photphat P2O7 hoặc dạng photpho liên kết hữu cơ. Hai dạng sau chiếm khoảng 70% trong nước thải.
Các dạng tồn tại của P thường dùng các loại hợp chất keo tụ gốc Fe, Al,…để loại bỏ nhưng giá thành đắt, tạo thành bùn chứa tạp chất hóa học,…
Vi khuẩn Acinetobater là 1 trong những sinh vật đầu tiên có trách nhiệm khử P, chúng có khả năng tích lũy poliphotphat trong sinh khối tương đối cao (2-5%).
Khả năng lấy Phospho của vi khuẩn kỵ khí tùy tiện Acinebacter sẽ tăng lên rất nhiều khi cho nó luân chuyển các điều kiện hiếu khí, kỵ khí.
Bể Anoxic kết hợp Aerotank
Trong công nghệ xử lý nước thải, việc sử dụng bể Anoxic kết hợp bể Aerotank là vấn đề không thể bỏ qua. Tùy thuộc vào từng công nghệ mà bể Anoxic có thể đặt trước hoặc đặt sau bể Aerotank.
Nếu đặt bể thiếu khí Anoxic đặt trước bể hiếu khí Aerotank thì trong quá trình xử lý ta sẽ không cần bổ sung thêm chất hữu cơ. Cùng với đó, lưu lượng DO cũng dễ dàng kiểm soát hơn. Tuy nhiên, ở vị trí này thì hàm lượng Ni tơ đầu vào thấp nên cần phải hồi lưu nước thải từ bể hiếu khí về bể thiếu khí Anoxic.
Còn khi bể Anoxic kết hợp Aerotank mà đặt bể thiếu khí sau khỉ hiếu khí thì chúng ta lại có thể khắc phục được nhược điểm là nước có thể tự chảy nên không cần hồi lưu nước thải từ bể Aerotank về bể thiếu khí. Tuy nhiên, với vị trí này thì ta lại cần phải bổ sung chất hữu cơ vào bể đồng thời sục khí sau bể Anoxic thì mới có thể loại bỏ khí Ni tơ. Nếu bạn không sục khí thì sẽ dẫn tới tình trạng bùn bị nổi lên ở một số khu vực trong bể lắng.
Sự cố và cách khắc phục sự cố bể Anoxic.
Khi chún ta sử dụng bể Anoxic để xử lý chất thải thì chúng ta thường gặp những sự cố phổ biến như sau : Nổi bùn tại một số khu vực trong bể sinh học, hoặc là bạn cũng có thể thấy bùn nổi từng mảng trong bể Anoxic,….
Những tình trạng này xảy ra là thường do một số nguyên nhân như sau..
Do máy trộn trong bể hoạt động không được tốt, như vậy đã khiến cho một số khu vực trong bể khuấy trộn không được đều. Như vậy đã khiến cho không đẩy được khí Nito thoát lên khỏi bên trên mặt bùn.
Do lượng bùn vi sinh trong bể trong Anoxic không tốt, cũng như là thấp, dẫn đến việc bị giảm độ hoạt tính nên khả năng khử Nito đã bị giảm.
Một số nguyên nhân khác là do lượng bùn vi sinh tuần hoàn từ bể lắng về đến bể Anoxic thấp
Ở trên là một số những nguyên nhân, dẫn đến sự cố của bể khi ta hoạt động sử dụng để xử lý chất thải. Vậy nguyên nhân là như vậy, còn biện pháp khắc phục sự cố chúng là như thế nào.?. Để có thể khắc phục những sự cố từ bể hiếu kí Anoxic, một cách nhanh nhất và hiệu quả. Thì bạn cần phải làm các công việc dưới đây.
Việc đầu tiên là ta cần phải tạm ngưng ngay cho nước thải vào trong bể.
Tiếp theo ta cần tắt ngay máy sục khí trong bể Aerotank và máy khuấy trong bể Anoxic.
Cuối cùng ta chờ cho bể Anoxic lắng xuống, sau đó ta khuấy đều trong khoảng thời gian là 45 phút – 1 tiếng. Rồi sau đó ta mới tiếp tục bơm nước vào.