Cách làm hầm biogas cải tiến rẻ tiền đạt hiệu quả sử dụng cao nhất

Hầm biogas cải tiến là gì

So với các phương pháp xử lý chất thải bằng hầm cầu cũ, làm hầm biogas cải tiến không những giúp xử lý chất thải đúng cách bảo vệ môi trường mà còn mang lại nhiều giá trị trong trồng trọt cho các hộ gia đình. Vì thế, hầm biogas được sử dụng phổ biến, rộng rãi. Vậy cách làm hầm biogas cải tiến rẻ tiền như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin bổ ích về vấn đề này nhé.

Xem thêm: Hố ga là gì?

Hầm biogas là gì?

Hầm biogas là nơi chứa chất thải của các loại vật nuôi như heo, bò, gà… Vì thế, quá trình phân huỷ chất thải này sẽ diễn ra trong hầm biogas nhờ vi khuẩn kỵ khí làm sinh ra các khí metan (CH4), nitơ (N2), cacbon dioxit (CO2) và hidro sunphit (H2S), đây là tổng hợp các khí biogas.

Hầm biogas cải tiến là gì
Hầm biogas cải tiến là gì

Nguyên lý hoạt động của hầm biogas

Các chất thải được nạp vào hầm biogas sau khi trải qua quá trình phân huỷ, phản ứng bởi các vi sinh vật trong môi trường kiềm khí thành các chất hoà tan và chất khí, phần lớn là khí metan (CH4) và khí cacbon dioxit (CO2), phần nhỏ các khí còn lại…

Khi khí gas đầy vượt quá thể tích chứa của bể, các khí này sẽ tự động lên đường ống dẫn khí đến các vật dụng chứa khí để đun nấu, chạy máy điện… Hầm luôn có áp suất ổn định bởi các cửa nạp được đóng kín.

Xem thêm:  Lời khuyên cho ngày trái đất

Quy trình làm hầm biogas

Dưới đây là hướng dẫn và phương pháp tiến hành xây dựng với kích thước hầm biogas là 10 m3.

– Nguyên liệu chuẩn bị

  • Gạch đặc, gạch nung loại I, gạch nung chín: 1.800 viên
  • Xi măng (nên dùng xi măng pooclăng): 800 kg
  • Sỏi (đá dăm): 1.5 m3
  • Đá hộc (gạch phồng): 0.8 m3
  • Cát vàng (đường kính chưa đến 3mm): 1.5 m3
  • Thép phi 10: 30 kg

– Quy trình xây dựng hầm Biogas cải tiến – giá rẻ

Bước 1: Đào đất làm hố biogas

Đây là bước vô cùng quan trọng để định hình hầm biogas và tiến hành các bước sau thuận tiện.

Đối với đất có độ nền tốt, bạn nên đào thành hố, bằng cách đào thẳng hoặc phần đáy rộng hơn phần cửa với bán kính từ 20 – 30 cm. Chiều sâu tối đa là 3 m.

Đối với đất nền yếu, bạn cần đào thành hố nghiêng với độ dốc thích hợp để tránh sạt lở.

Bước 2: Làm móng, thi công phần nền đáy của hầm

Đối với nền đất khoẻ: Bạn trực tiếp dùng gạch xây trực tiếp hoặc đá (4×6 cm) tạo thành 1 lớp có độ dày 15 cm, đầm kỹ. Sau đó, trải 1 lớp sỏi hoặc đá dăm, đổ 1 lớp vữa bê tông dày 5 m vào lớp sỏi, đá dăm với tỉ lệ vữa là 1 xi măng : 2 cát vàng : 3 đá dăm.

Đối với nền đất yếu (hay đáy hố là cát, đất bùn): Trước khi làm lớp gạch, bạn cần đổ lên 1 lớp sỏi, đá dăm, gạch vỡ hoặc tạo 1 lớp vữa bê tông cùng lưới thép để nền đất được chắc chắn. Sau đó, tiến hành các bước tiếp theo.

Đối với nền đất nhiều nước ngầm: Trước khi làm móng, bạn cần hút nước ngầm, dùng thêm nilon lót nền.

Quy trình làm móng, xây thành hầm biogas cải tiến
Quy trình làm móng, xây thành hầm biogas cải tiến

Xem thêm: Bể tự hoại 3 ngăn Bastaf 

Bước 3: Xây dựng hầm biogas cải tiến

Nếu bạn xây dựng hầm trong điều kiện thời tiết hanh khô, bạn nên nhúng qua gạch với nước, chờ bề mặt khô thì tiến hành xây.

Tiến hành xây thành với độ dày của tường là 1 viên gạch. Bạn cần sử dụng dây căn để xác định vị trí xếp gạch theo từng vòng, gạch đặt nằm ngang kết nối các viên gạch bằng vữa với tỉ lệ 1 xi măng : 4 cát.

Trong quá trình xây, bạn cần để trống gạch ở các vị trí lắp các hệ thống ống nối đầu vào, đầu ra để tránh phải đục tường sau khi xây.

Bước 4: Trát vữa

Trát vữa giúp công trình kín nước và kín khí – những yếu tố quan trọng trong quá trình phân huỷ chất thải. Vì thế, bạn cần tiến hành kỹ ở bước này, đặc biệt là ở mặt trong để đảm bảo hầm không bị rò rỉ khí.

Trước tiên, bạn cần cọ rửa, đánh sạch mặt cần trát để các chất bẩn, đất không bám dính bị rửa trôi. Sau đó, trộn vữa trát theo tỉ lệ 1 xi măng : 3 cát vàng để tăng độ kết dính, trát vữa lên thành hầm với độ dày 1 cm. Sau 1 – 2 giờ để vữa khô, bạn trát lớp tiếp theo với độ dày 0.5 cm.

Bước 5: Đổ bê tông cho nắp bể

Bạn ghép cốp pha đổ bê tông làm nắp hầm, xác định vị trí và tạo cửa thăm lỗ kỹ thuật trên nắp bê tông,

Bước 6: Lắp đặt thiết bị

Bạn tiến hành lắp các thiết bị đầu vào chất thải (ống xiphong bằng nhựa), đầu thoát chất thải (ống nhựa PVC), van an toàn ( ống nhựa phi 21, có 1 đầu hình chữ T).

Bước 7: San lấp đất quanh hầm

Sau khi tiến hành lắp các thiết bị vào hầm biogas, bạn tiến hành san lấp đất quanh hành gọn và dùng nước tưới lên đất để dồn đều xuống, đầm chặt lớp đất quanh hầm.

Xem thêm: Cấu tạo bể phốt nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 

Chi phí làm hầm biogas cải tiến

Với các nguyên liệu, nhân công dễ kiếm, có sẵn như vậy, chi phí làm hầm biogas chỉ dao động khoảng 9 – 10 triệu. Trong khi, các loại hầm khác có chi phí nguyên liệu đắt hơn, thường dao động từ 15 – 20 triệu đồng.

Ưu, nhược điểm hầm biogas cải tiến

Cùng với sự phát triển của công nghệ, các loại hầm biogas cũng được thiết kế với nhiều loại hình khác nhau với chứng năng, tính ứng dụng khác nhau. Trong đó, hầm biogas cải tiến được lắp đặt tại nhiều hộ gia đình với các ưu, nhược điểm sau:

Hầm biogas cải tiến có những ưu điểm riêng biệt
Hầm biogas cải tiến có những ưu điểm riêng biệt

– Ưu điểm:

  • Chi phí xây dựng thấp, nguyên liệu đơn giản, dễ tìm kiếm như cát, xi măng, gạch nên dễ thi công trong bất cứ thời gian nào cho phép.
  • Khả năng sinh khí tối ưu, tốt hơn so với các loại hầm biogas truyền thống vì hầm được xây dựng bởi lớp gạch kín, dày.
  • Không yêu cầu trình độ nhân công quá cao nên giá thành thuê nhân công khá rẻ.
  • Người dùng có thể chọn xây hầm biogas với kích thước khác nhau vì không cố định dung tích hầm biogas. Ngoài ra, hầm cũng có thể được mở rộng so với kích thước ban đầu trong quá trình sử dụng.

Vì thế, người dân có thể xây dựng kích thước hầm phù hợp để tận dụng tối đa nguồn chất thải sinh hoạt phục vụ đời sống của người dân và phù hợp diện tích đất của gia đình.

– Nhược điểm:

  • Hầm dễ bị sụt , lún khi sử dụng trong thời gian dài vì bị axit ăn mòn, gây nứt hở làm khí gas bị rò rỉ ra ngoài.
  • Trong trường hợp chất thải bị đầy, quá trình phân huỷ, sinh khí sẽ bị hạn chế vì hầm không có cơ chế tự động phá váng, đẩy bã ra ngoài.
  • Quá trình sửa chữa hầm phức tạp. Khi hầm bị hỏng nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây nổ hầm gas.

Để khắc phục các nhược điểm này, bạn cần có sự tham gia của các kỹ sư có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm để được tư vấn, thiết kế đúng kỹ thuật và cách khắc phục các sự cố, hư hỏng trong quá trình sử dụng.

Trên đây là các thông tin chi tiết về cách làm hầm biogas cải tiến, rẻ tiền mà Việt Tín muốn gửi đến các bạn. Hi vọng qua bài viết, bạn đã có thể định hình, xây dựng thiết bị hầm biogas phục vụ cho gia đình.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *