Cấu tạo bể phốt nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 2 – 3 ngăn

1/5 - (1 bình chọn)

Nhà vệ sinh là công trinh không thể thiếu trong ngôi nhà của bạn, việc xây dựng nhà vệ sinh đặc biệt là xây dựng bể tự hoại là việc làm cần phải có sự nghiên cứu kĩ càng để không xảy ra sự cố trong thời gian hoạt động. Hiện nay bể tự hoại 2 – 3 ngăn được ứng dụng nhiều nhất. Cấu tạo bể phốt Nguyên tắc hoạt động, cách xây dựng của bể tự hoại 2 ngăn:

Bể tự hoại 2 ngăn:

Hầm cầu tự hoại 2 ngăn
Hầm cầu tự hoại 2 ngăn

Xem thêm: Cách xử lý bồn cầu rút nước chậm

Cấu tạo bể phốt 2 ngăn

Bể tự hoại 2 ngăn gồm có ngăn chứa phân hầm cầu và ngăn còn lại dùng để lắng phân hầm cầu.
Ngăn chứa:

  • Chiếm 2/3 tổng diện tích bể tự hoại.
  • Ngăn lắng chiếm phần còn lại 1/3 dung tích bể.

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 2 ngăn như sau:

Chất thải được đưa tới từ các đường ống dẫn chất thải được thu gom lại xả vào bể chứa.
Tiếp theo các có ống dẫn nước dẫn các chất còn lơ lửng trong nước của bể chứa sẽ chảy qua bể lắng để tiếp tục chờ lắng các chất thải còn lại.

Tại bể chứa:

Các chất thải hydro cacbon, đạm, chất béo… được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và các loại nấm men trong bể chuyển hóa thành bùn cặn.

Tại bể lắng:

Bố trí  đường ống dẫn nước đã được xử lý ra bên ngoài hoặc để ngấm xuống đất hoặc sử dụng làm nước tưới cho cây rất tốt.

Bể tự hoại 3 ngăn

Cấu tạo bể phốt 3 ngăn

– Bể tự hoại 3 ngăn gồm có 1 ngăn chứa và 2 ngăn lắng hoặc 1 ngăn chứa, 1 ngăn lắng và 1 ngăn lọc. Thường được xây dựng gần nhà hay ở dưới nền nhà nơi có nguồn nước có sẵn.
– Ngăn chứa: Chiếm tối thiểu là 1/2 tổng diện tích bể tự hoại.
– Ngăn lắng – Ngăn lọc: Mỗi ngăn chiếm 1/4 tổng diện tích còn lại.
– Để giúp cho việc bảo dưỡng bể được dễ dàng thì các kỹ sư xây dựng sẽ để nắm 3 ống phi 110 để dễ dàng hút bể phốt định kỳ cho công trình sau này.

Hầm cầu tự hoại 3 ngăn
Hầm cầu tự hoại 3 ngăn

Nguyên lý hoạt động

Chất thải được đưa tới từ các đường ống dẫn chất thải được thu gom lại xả trực tiếp vào bể chứa. Các chất thải hydro cacbon, đạm, chất béo… được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và các loại nấm men trong bể phốt làm giảm bớt mùi hôi, giảm bớt thể tích chuyển hóa thành dần thành bùn cặn.
Trong bể chất không tan sẽ chuyển dần thành chất tan đi tiếp qua bể lắng 1, bể lắng 2 và ra ngoài hoặc chuyển thành chất khí như CH4, Co2, H2S, NH3… Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chuyển hóa này là nhiệt độ, lưu lượng dòng nước thải, thời gian lưu nước, tải trọng chất bẩn, dinh dưỡng người sử dụng, cấu tạo bể.
Tiếp theo các có ống dẫn nước dẫn các chất còn lơ lửng trong nước của bể chứa sẽ chảy qua bể lắng 1 và bể lắng 2 để tiếp tục chờ lắng các chất thải còn lại.
Tại bể lắng sẽ có đường ống dẫn nước đã được xử lý ra bên ngoài hoặc để ngấm xuống đất hoặc sử dụng làm nước tưới cho cây rất tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0945410880
Contact