Ô nhiễm môi trường biển: Nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp

Ô nhiễm môi trường biển làm chết hàng loại sinh vật biển
4/5 - (3 bình chọn)

Ô nhiễm môi trường biển hiện đang là thách thức của Việt Nam khi tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không thể khắc phục kịp thời, cuộc sống con người hiện tại và tương lai sẽ bị ảnh hưởng. 

Môi trường biển là gì?

Môi trường biển là toàn bộ yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh đại dương và tác động tới đời sống con người cũng như các sinh vật sống khác. Môi trường cung cấp tài nguyên thiên nhiên quý giá giúp cho con người và các loài sinh vật biển cùng nhau sinh sống trong một hệ sinh thái dưới nước.

Ô nhiễm môi trường biển là gì? Thực trạng môi trường biển tại Việt Nam

Môi trường biển bị ô nhiễm là khi nước biển chịu tác động từ các tác nhân khác nhau làm thay đổi tính chất, ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ số sinh hóa của nước biển. Từ đây, nước biển gây hại cho sức khỏe con người cũng như tiêu diệt các sinh vật sống trong môi trường nước biển ô nhiễm.

Ô nhiễm môi trường biển làm chết hàng loại sinh vật biển
Ô nhiễm môi trường biển làm chết hàng loại sinh vật biển

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về tình trạng ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải nhựa. Tại một số khu vực ven biển còn có tình trạng ô nhiễm do tràn dầu, chất thải sinh hoạt. Chúng dạt vào bờ biển, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân ven biển.

Xem thêm:  Ô nhiễm môi trường không khí

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển

Từ phía con người

  • Sử dụng chất nổ, hóa chất, điện trong đánh bắt thủy hải sản khiến sinh vật biển chết hàng loạt, dẫn đến biến đổi môi trường nước.
  • Khai thác rạn san hô, bãi đá ngầm, rừng ngập mặn, vùng nước lợ quá mức mà không có biện pháp bảo tồn, tái sinh dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái.
  • Chất thải từ đất liền như nhà máy hóa chất, chất thải sinh hoạt,… không qua xử lý mà đổ trực tiếp ra biển.
  • Hoạt động khai thác dầu.
  • Hoạt động du lịch không có biện pháp bảo tồn môi trường biển, vứt rác thải xuống biển.
Hoạt động khai thác quá mức của con người làm tài nguyên biển kiệt quệ và ô nhiễm nặng
Hoạt động khai thác quá mức của con người làm tài nguyên biển kiệt quệ và ô nhiễm nặng

Từ thiên nhiên

  • Sự bào mòn địa chất, sạt lở núi.
  • Núi lửa phun trào, dung nham chảy xuống biển làm chết các sinh vật sống trong nước.
  • Khói từ núi lửa bốc lên dẫn đến các cơn mưa ô nhiễm xuống biển.
  • Triều cường dâng cao làm ô nhiễm các dòng sông.
  • Muối khoáng nồng độ cao trong tự nhiên chứa nhiều kim loại nặng làm nước biển ô nhiễm.

Xem thêm:  Học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường luôn xanh sạch đẹp?

Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

  • Biến đổi hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là các rạn san hô, làm suy thoái sự đa dạng sinh học.
  • Phá hủy môi trường sống của các loài gần bờ, làm chết hàng loạt nhiều sinh vật biển gần bờ và nguy cơ tuyệt chủng.
  • Tác động đến mỹ quan thiên nhiên, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác du lịch.
  • Nước biển ô nhiễm dễ dàng phá hỏng các máy móc, thiết bị.
  • Kìm hãm sự phát triển kinh tế biển đảo.

Các loại chất thải thường gây ô nhiễm môi trường biển

  • Chất thải nhựa: Có thể kể đến như túi ni lông, chai nhựa hay các sản phẩm nhựa khác. Đây là những sản phẩm vô cùng khó phân hủy và gây ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật.
  • Chất thải công nghiệp: Phần lớn thường xuất hiện trong các hóa chất độc hại có trong các nhà máy hay thậm chí là cả trong các kim loại nặng và dung môi khó phân hủy.
  • Nước thải sinh hoạt: Chứa nhiều thành phần độc hại gây ảnh hưởng đến chúng ta.
  • Chất thải dầu: Thông qua việc khai thác dẫn đến tràn khí và tràn dầu.
  • Phân bón và thuốc trừ sâu: Khi mưa rửa trôi vào biển, chúng làm giảm oxy trong nước.

Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?

  • Thực phẩm ô nhiễm: Các kim loại màu đi kèm với hóa chất độc hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến hải sản ngoài biển khiến cho người sử dụng gặp phải trường hợp bị ngộ độc thậm chí nặng hơn còn là ung thư.
  • Nước uống ô nhiễm: Nguồn nước ngọt có thể bị ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp tới đường tiêu hóa của con người.
  • Hít phải bụi và khí độc: Các trường hợp bị ô nhiễm không khí phần lớn đều hít phải các khí độc ở ngoài đường hay những nguồn khí từ nhà máy sản xuất công nghiệp dầu, tràn dầu dẫn tới hiện tượng bị viêm phổi hay dị ứng.

Một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển

  • Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác trên biển.
  • Thường xuyên tuần tra hoạt động khai thác thủy hải sản của ngư dân.
  • Nghiêm cấm và xử phạt các hành vi sử dụng chất nổ, điện trong đánh bắt thủy sản.
  • Thiết lập hệ thống xử lý chất thải trong đất liền trước khi thải ra biển để không làm ô nhiễm nước biển.
  • Khắc phục vùng biển ô nhiễm bằng than hoạt tính, vôi bột,… Tích cực dọn dẹp rác thải nhựa và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho từng cá nhân.

Xem thêm: Dịch vụ vệ sinh môi trường là gì?

Thu gom rác thải tại các bờ biển
Thu gom rác thải tại các bờ biển

Mỗi công dân của đất nước có thể đóng góp gì để giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển?

  • Tiết kiệm nước sinh hoạt, đây tưởng chừng như là điều buồn cười khi phần lớn trái đất được hình thành từ nước nhưng đây luôn được coi là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với đời sống con người.
  • Dần dần không sử dụng các loại chất tẩy rửa cũng như các loại hóa chất gây ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên xung quanh ta.
  • Khi tham quan du lịch, không được vứt rác thải bừa bộn cũng như tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường để mang đến một nguồn tài nguyên thiên nhiên sạch đẹp hơn.

Làm thế nào để nâng cao nhận thức cộng đồng về ô nhiễm biển?

  • Tổ chức các buổi hội thảo và tọa đàm: Thường xuyên vận động những người có chuyên môn chia sẻ thông tin về hậu quả của việc ô nhiễm biển cũng như tác động của nó đối với đời sống con người.
  • Chương trình giáo dục trong trường học: Tuyên truyền và bồi dưỡng cho học sinh vấn đề bảo vệ môi trường biển trong sách cũng như giáo trình học.
  • Chiến dịch truyền thông: Sử dụng mạng xã hội cũng như báo chí để phát động nâng cao nhận biết của người dân về ô nhiễm biển.
  • Tổ chức các hoạt động tình nguyện: Khích lệ mọi người tham gia vào các hoạt động ngoài trời dọn dẹp bãi biển bảo vệ tự nhiên.
  • Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ: Thường xuyên kết hợp với các tổ chức phục vụ công tác thi công bảo vệ biển.

Các tổ chức lớn đang hoạt động để bảo vệ môi trường biển

  • Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF): Thực hiện nhiều chương trình bảo vệ đại dương và động vật biển.
  • Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN): Thực hiện các dự án nghiên cứu và bảo tồn để bảo vệ các loài và hệ sinh thái biển.
  • Tổ chức Bảo vệ Đại dương (Ocean Conservancy): Tập trung vào việc bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái biển.
  • Tổ chức Bảo vệ Biển (Marine Conservation Society): Tổ chức tại Vương quốc Anh, chuyên về bảo vệ biển và các loài sinh vật sống trong đó.

Ô nhiễm môi trường biển để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng chung tay bảo vệ để con người có được môi trường sống trong sạch và an toàn ngay từ hôm nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0945410880
Contact