Nội Dung
- 1 Bể tự hoại là gì?
- 2 Phân loại bể phốt tự hoại theo chất liệu
- 3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn
- 4 Những lưu ý cần thiết khi lựa chọn và sử dụng bể phốt tự hoại
- 5 Sơ đồ bản vẽ bể phốt 3 ngăn đơn giản nhất
- 6 Lợi ích của bể phốt 3 ngăn so với loại khác?
- 7 Cách xây bể phốt 3 ngăn đạt tiêu chuẩn
- 8 Một số lưu ý khi tiến hành xây bể phốt 3 ngăn
Thực tế chỉ ra rằng nhiều gia đình không nắm rõ được về nguyên lý hoạt động của bể phốt tự hoại – bản vẽ bể phốt 3 ngăn nên thường xảy ra nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng. Chính vì thế mà Hút bể phốt Việt Tín chúng tôi có mặt ở đây để giải thích cho các bạn.
Bể tự hoại là gì?
Bể tự hoại là nơi chứa và xử lý hầu hết những chất thải vô cơ như phân, nước thiểu, thức ăn thừa… sau khi sinh hoạt hàng ngày của con người trước khi thải ra môi trường. Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải sơ bộ, đồng thời thực hiện ba chức năng: lắng nước thải, lên men cặn lắng và lọc nước thải sau lắng.
Phân loại bể phốt tự hoại theo chất liệu
Bể tự hoại xây truyền thống
Đây là kiểu bể tự hoại được xây dựng gồm 2 loại chính là bể phốt xây và bê tông đúc sẵn. Ở thời điểm ngày nay, không có quá nhiều các loại bể tự hoại xây truyền thống nữa vì chúng có rất nhiều nhược điểm, không chỉ dễ nứt vỡ mà còn bốc mùi rất nhiều.
Bể tự hoại làm bằng nhựa composite
Với thành phần chính hoàn toàn là nhựa composite nên sản phẩm bồn tự hoại này cũng được trang bị rất nhiều hệ thống xử lý chất thải thông minh. Nhưng vì giá thành quá đắt nên độ phổ biến của nó vẫn chưa cao.
Bể tự hoại làm từ nhựa nguyên sinh LLDPE
Bể phốt này thường được sản xuất từ nhựa nguyên sinh được sử dụng khá phổ biến trên thị trường ngày nay. Loại nhựa này thường được biết tới với khả năng bền bỉ, chống thấm cũng như vô cùng dẻo dai đáp ứng được mọi loại địa hình.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn
Cấu tạo của bể phốt 3 ngăn
- Ngăn chứa: Nơi mà chất thải (nước tiểu, phân, giấy vệ sinh,..) sau khi xả nước và ở đây 1 thời gian để chờ các vi sinh vật phân hủy thành bùn. Đây là ngăn chứa có thể tích lớn nhất.
- Ngăn lọc: Ngăn này có chức năng lọc các chất thải lơ lửng sau khi đã được xử lý ở ngăn chứa, thường có có thể tích bằng ¼ tổng diện tích của bể phốt 3 ngăn.
- Ngăn lắng: Đây là nơi chứa các loại chất thải không thể phân hủy được như: nhựa, kim loại, tóc… tầng trên của ngăn lắng là nước trong và chúng sẽ được thải ra ngoài. Thông thường ngăn này cũng có thể tích khoảng 1/4 thể tích toàn bể phốt 3 ngăn.
Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn
- Sau khi đi vệ sinh xong, chúng ta ấn nút xả nước thì chất thải sẽ theo đường ống dẫn chất thải của bồn cầu trôi xuống bể tự hoại vào ngăn chứa và được các vi sinh vật phân hủy.
- Sau quá trình phân hủy, chất thải sẽ biến thành dạng bùn và lắng xuống dưới đáy của bể chứa.
- Đối với các chất thải không tan như: nhựa. tóc, kim loại… sẽ được chuyển dần sang bể lắng chảy ra ngoài hoặc khi gặp điều kiện thích hợp sẽ chuyển thành chất khí như CO2, CH4, H2S, NH3.
Những lưu ý cần thiết khi lựa chọn và sử dụng bể phốt tự hoại
- Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia đình bạn mà hãy lựa chọn dung tích bể phốt một cách hợp lý. Riêng với trường hợp các nhà nghỉ, bệnh viện hay trường học thì hãy sử dụng từ 2 đến 3 loại bể ghép.
- Lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín có chính sách bảo hành tốt nhất đi kèm với đó là nhiều chính sách khuyến mại.
- Để hiệu quả thì các bạn hãy đặt combo bể phốt đi kèm với nắp chờ hút để giúp cho quá trình thông hút nhanh hơn.
- Thường xuyên chú ý đến vấn đề xử lý chất thải đi kèm với việc kéo dài thời gian thông hút bể giúp cho bể phốt nhà bạn có tuổi thọ lâu hơn.
Sơ đồ bản vẽ bể phốt 3 ngăn đơn giản nhất
- Ống vào bể phốt: 2 ống dẫn nối từ bệ xí, bệ tiểu khu WC vào bể phốt.
- Ống ra bể phốt: ống dẫn nối từ bể phốt ra hố ga kiểm tra và thoát ra ngoài cống thoát nước chung của khu vực.
- Ống thông hơi cho bể phốt + Ống thông hút cặn bể phốt: dùng ống mềm di động luồn trong ống ra bể phốt để thông hút cặn.
- Hố ga: được xây dựng bên ngoài nhà dân, tại vị trí thuận tiện cho thông hút bể phốt khi bị đầy.
Lợi ích của bể phốt 3 ngăn so với loại khác?
- Hiệu quả xử lý chất thải: Việc có 3 ngăn không chỉ giảm thiểu mùi hôi thối mà còn tự ý xử lý chất thải vô cùng hiệu quả.
- Giảm tắc nghẽn: Bể tự hoại nhà bạn có thể phân hủy và lắng động tốt hơn với việc nó có cấu trúc 3 ngăn, điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại hạn chế tối đa khả năng tắc nghẽn đường cống đấy.
- Tiết kiệm chi phí bảo trì: Bể phốt này vô cùng tiện lợi và thời gian bảo trì của nó cũng sẽ lâu hơn nhờ cấu tạo 3 ngăn.
- Tuổi thọ cao: Tuổi thọ của bể bền vững với thời gian, giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí để sửa chữa hoặc thay thế.
- Thân thiện với môi trường: Bể phốt 3 ngăn vô cùng thân thiện với môi trường xung quanh của bạn khi nó xử lý chất thải vô cùng đơn giản mà lại hiệu quả.
Xem thêm: Thông hút bể phốt Hà Nội
Cách xây bể phốt 3 ngăn đạt tiêu chuẩn
Xây bể phốt 3 ngăn sử dụng gạch
Nguyên vật liệu cần thiết:
- Gạch đặc M75: Loại gạch này sở hữu độ bền B5 phù hợp trong xây dựng bể phốt.
- Vữa xi măng cát vàng M75.
Một bể phốt 3 ngăn được gọi là đúng tiêu chuẩn khi nó có độ dày là 220m để đạt chuẩn kích thước hầm cầu cần xây bằng tường sao cho phù hợp nhất. Không chỉ thế, cần đảm bảo 20mm độ dày mặt trong và ngoài đi kèm với đó là 10mm lớp đầu tiên khía bay ra ghép chặt với lớp ngoài một cách tỉ mỉ.
Sử dụng bê tông cốt thép đúc nguyên khối
Bê tông cốt thép có mác 200 sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo khi sản xuất loại hầm cầu này. Nó không chỉ có khả năng chống thấm tốt mà còn vô cùng bền bỉ với thời gian. Đáng chú ý ở đây đó là khi bạn lắp bê tông cốt thép nguyên khối, cần lưu ý tới các đầu nối đường ống, nếu không lắp cẩn thận thì hậu quả sẽ bị rò nước ra ngoài.
Bể phốt 3 ngăn bằng composite
Đây được coi là một giảm phương pháp mới khi xây bể phốt. Bể 3 ngăn bằng composite thường được sản xuất bằng vật liệu composite tại các nhà máy có nguyên lý hoạt động gần giống với bể 3 ngăn đều đảm bảo không bị rò rỉ cũng như chống thấm nước vô cùng tốt.
Một số lưu ý khi tiến hành xây bể phốt 3 ngăn
- Giữa các ngăn hãy đặt ống dẫn nước so le để quá trình lọc trở nên tốt hơn.
- Bạn hãy cân đối ống nằm ngang sao cho có độ dốc phù hợp vì ống nước chỉ có chiều dài tối đa là 12m.
- Bạn hãy sử dụng các ống có hình dạng chữ để phủ lên giữa các ngăn và phải chú ý đến kích thước của chúng là khoảng 200mm*200mm.
- Loại bê tông cốt thép thường được sử dụng phù hợp nhất sẽ là loại có mác 200 và được đặt ở đáy tấm đan dày 150mm.
Trên đây là những chia sẻ vô cùng hữu ích của Hút bể phốt Việt Tín chúng tôi về nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo của bể phốt. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ trực tiếp với đội ngũ nhân viên của Hút bể phốt Việt Tín để biết thêm thông tin chi tiết nhé.