Nội Dung
Bể tự hoại là gì? Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải sơ bộ, đồng thời thực hiện ba chức năng: lắng nước thải, lên men cặn lắng và lọc nước thải sau lắng
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn
Cấu tạo của bể phốt 3 ngăn:
Bể phốt 3 ngăn sẽ gồm có các ngăn đó là: 1 ngăn chứa và 2 ngăn lắng. Hoặc cũng có thể là 1 ngăn chứa, 1 ngăn lắng và 1 ngăn lọc. Tại các thành phố lớn bể phốt thường được xây ngay dưới nền móng nhà.
- Ngăn chứa: Nơi mà chất thải (nước tiểu, phân, giấy vệ sinh,..) sau khi xả nước, các chất thải này sẽ trực tiếp trôi xuống và chúng sẽ ở đây 1 thời gian để chờ các vi sinh vật phân hủy thành bùn. Đây là ngăn chứa có thể tích lớn nhất trong 3 ngăn, thường chiếm tối thiểu là một nửa tổng diện tích của bể tự hoại 3 ngăn.
- Ngăn lọc: Ngăn này có chức năng lọc các chất thải lơ lửng sau khi đã được xử lý ở ngăn chứa, thường có có thể tích bằng ¼ tổng diện tích của bể phốt 3 ngăn.
- Ngăn lắng: Đây là nơi chứa các loại chất thải không thể phân hủy được như: nhựa, kim loại, tóc… tầng trên của ngăn lắng là nước trong và chúng sẽ được thải ra ngoài. Thông thường ngăn này cũng có thể tích khoảng 1/4 thể tích toàn bể phốt 3 ngăn.
Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn:
- Sau khi đi vệ sinh xong, chúng ta ấn nút xả nước thì chất thải sẽ theo đường ống dẫn chất thải của bồn cầu trôi xuống bể tự hoại vào ngăn chứa. Các chất thải như: Hydro cacbon, chất béo, chất xơ, đạm có trong phân và nước tiểu,..sẽ được các vi sinh vật phân hủy.
- Sau khi quá trình phân hủy chất thải này diễn ra (một thời gian khá lâu và liên tục) thì các chất thải sẽ biến thành dạng bùn và lắng xuống dưới đáy của bể chứa, từ đó mùi hôi cũng được giảm bớt. Đối với các chất thải không tan như: nhựa. tóc, kim loại… sẽ được chuyển dần sang bể lắng chảy ra ngoài hoặc khi gặp điều kiện thích hợp sẽ chuyển thành chất khí như CO2, CH4, H2S, NH3. Các yếu tố ảnh hưởng đó là nhiệt độ, thời gian lưu nước, tải trọng chất bẩn, lưu lượng dòng nước thải, dinh dưỡng người sử dụng, cấu tạo của bể phốt cũng như các loại vi sinh khuẩn, nấm men có trong bể.
Xem thêm:Thông Tắc Cống Tại Hà Nội
Sơ đồ bản vẽ bể phốt 3 ngăn đơn giản nhất

- Ống vào bể phốt: 02 ống dẫn nối từ bể xí, bệ tiểu khu WC vào bể phốt.
- Ống ra bể phốt: ống dẫn nối từ bể phốt ra hố ga kiểm tra và thoát ra ngoài cốngthoát nước chung của khu vực.
- Ống thông hơi cho bể phốt + Ống thông hút cặn bể phốt: dùng ống mềm di động luồn trong ống ra bể phốt để thông hút cặn.
- Hố ga: được xây dựng bên ngoài nhà dân, tại vị trí thuận tiện cho thông hút bể phốt khi bị đầy.
Chúng tôi xin giới thiệu mẫu bể phốt với kích thước 1.900×2.400×1.300 = 6m3 được áp dụng cho nhà có khoảng 5-6 phòng ngủ, gồm có 3 ngăn là ngăn chứa, ngăn lọc và ngăn lắng. Thường khi xây dựng bể phốt, kích thước của ngăn chứa tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng ngăn lọc + ngăn lắng để đảm bảo thể tích bể chứa được nhiều nhất. Cấu tạo vật liệu cơ bản gồm có: Lớp dưới cùng là đất tự nhiên được đầm nền thật kỹ trước khi đặt lớp lót bằng vữa ximăng m50, trên đó là lớp bê tông cốt thép m250, thường dầy từ 10cm – 15cm tùy vào kích thước bể, nếu bể lớn hơn nữa phải có dầm sườn bo quanh bể. Thành bể được xây bằng gạch đặc, ngâm nước, trên cùng là lớp nắp tấm đan được ghép thành từng miếng với bề rộng từ 30cm-50cm, chiều dài bằng bề ngang của thành bể, có đặt móc sắt để di chuyển trong quá trình thi công. Lớp cấu tạo thành bể được trát bằng ximăng cát vàng lọc kỹ, sau đó đến lớp ximăng tinh phủ lên bề mặt và cuối cùng là lớp xi ting đánh bóng mặt. Lưu ý: Định vị bể phốt trên mặt bằng phải: – Không liên kết với bất kỳ kết cấu bộ phận nào của công trình. Không đặt trên mặt chân móng, vì độ lún của công trình và bể khác nhau nên dễ gây nứt cho bể
Xem thêm: Cách Tẩy Trắng Nhà Vệ Sinh Cực Nhanh
Một số bể phốt tại nước ngoài



Cách xây bể phốt 3 ngăn
Đối với bể phốt 3 ngăn có khác với bể phốt 2 ngăn về số lượng ngăn chứa. tại đây ngăn chứa của bể phốt 3 ngăn chiếm ½ tổng diện tích của bể phốt, ½ diện tích còn lại được chia 2 tiếp tục để làm ngăn lắng và ngăn lọc và thoát ra ngoài. Chúng ta cũng xây tường 20 cho bể phốt 3 ngăn, nhưng cách đặt ống thoát từ ngăn này qua ngăn kia cũng phải đúng kỹ thuật để đảm bảo sự hoạt động liên tục và tối đa của bể phốt nhà bạn. cách đặt ống thoát trong bể phốt. đây là công đoạn khá quan trọng trong phần còn lại của công trình xây bể phốt. sau đây là công thức, các bạn xem qua thử: đối với bể phốt có độ sâu từ 1,3m trở lên, chúng ta sẽ đặt ống thoát đầu tiên từ ngăn chứa sang ngăn lắng có thể là fi 90 – 114. có độ sâu cách nắp bể phốt từ 40-50cm. Đầu ống phía bên ngăn chứa nên làm một ống co cấm thẳng đứng xuống đáy từ 40-50 cm. để ngăn chất bả chảy qua ngăn lắng. Ống thoát thứ 2 từ ngăn lắng qua ngăn lọc có thể dùng ống fi 90- 114. Nên đặt ống này có độ sâu cách nắp bể phốt là từ 40-50 cm. đầu ống phía bên ngăn lắng bạn nối một ống và cấm thẳng đứng xuống đấy bể và có chiều dài từ 40-50 cm. Ngăn lọc là ngăn cuối cùng của bể phốt tự hoại, tại đây bạn chọn vị trí nào cho thuận tiện và đặt một ống thoát nước ra ngoài cũng có độ sâu cách mặt bể phốt từ 40-50 cm. có thể sử dụng ống có fi 90-114.