Nội Dung
Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính và cách nào để khắc phục là điều mà các chuyên gia luôn tìm kiếm. Để biết rõ hơn về hiệu ứng nhà kính, mời các bạn cùng theo dõi phần tiếp theo trong bài viết sau đây.
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là một hiện tượng xảy ra khi năng lượng mặt trời chiếu xuyên qua mặt kính thủy tinh. Nguồn năng lượng ánh sáng này được hấp thu và phân tán thành nhiệt lượng trong không gian. Từ đó khiến toàn bộ không gian trở nên ấm lên chứ không không riêng vị trí được ánh nắng chiếu sáng.

Tuy vậy quá trình này diễn ra không hoàn toàn mà luôn có một lượng tia sóng bức xạ từ ánh nắng mặt trời được mặt đất, mặt nước sông hồ, ao suối, đại dương phản xạ trở lại thành bức xạ nhiệt sóng dài. Sau đó chúng được hấp thu bởi các khí có trong bầu khí quyển CO2, NO2, CH4, hơi nước,…Các khí này được xem như tấm kính thủy tinh của trái đất. Vì vậy khi xảy ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, trái đất sẽ tăng nhiệt độ không khí, ấm dần lên.
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính được các nhà khoa học giải thích rằng cơ chế xuất hiện hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc bức xạ sóng ngắn của mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất. Sau đó mặt đất hấp thu bức xạ này và nóng lên, rồi lại tiếp tục bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho nhiệt độ không khí tăng lên. Do đó CO2 được cho là khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính.
Hoạt động xả thải quá mức của con người ra ngoài môi trường một cách trực tiếp, chủ yếu là khí CO2, CO, trong một thời gian dài liên tục đã làm toàn bộ bầu khí quyển bị ô nhiễm và làm thủng tầng ozon – được xem như lớp áo giáp bảo vệ trái đất. Từ đó lớp khí ô nhiễm này như một tấm kính thủy tinh bao phủ trái đất, khi ánh nắng chiếu xuống mặt đất thì hiệu ứng nhà kính ngày càng nghiêm trọng hơn.
Theo như tính toán của các nhà khoa học, nếu trái đất không có lớp khí quyển này thì nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất là -23 độ C. Tuy nhiên nhiệt độ thực tế đo được là 15 độ C. Kết quả này cho thấy những khí thải ô nhiễm trong không khí đã làm nhiệt độ trái đất tăng lên 38 độ C. Cùng với đó là sự bùng nổ dân số trên thế giới cũng như việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, các hoạt động sản xuất, khai thác khoáng sản,… ngày càng làm tăng lượng khí thải CO2 trong không khí một cách nhanh chóng.

Mức độ ô nhiễm ngày một tăng cao trong khi cây xanh lại bị chặt phá liên tục không kịp phục hồi. Những vụ cháy rừng diễn ra làm lượng khí CO2 khổng lồ không được hấp thu mà còn thải ra thêm CO2 trong không khí làm cho tình hình trái đất nóng lên ngày càng phức tạp. Theo các nhà khoa học tính toán, chỉ cần đến giữa thế kỷ sau trái đất sẽ nóng lên thêm 1.5 – 4.5 độ C.
Nếu không thể giải quyết hoặc kiểm soát được nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ trái đất sẽ ngày càng tăng, dẫn đến hậu quả xấu của hiệu ứng nhà kính lên toàn bộ các lĩnh vực và đời sống con người
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính đối với con người
Hiệu ứng nhà kính gây nên nhiều hậu quả xấu đối với môi trường sống của mọi loài sinh vật trên trái đất, trong đó con người chịu tác động lớn nhất. Hậu quả thứ nhất dễ nhận thấy nhất chính là sự nóng lên của không khí. Điều này làm thay đổi khí hậu trái đất trong vài thập niên tới mà con người không thể thay đổi trong một sớm một chiều.
Khí hậu thay đổi dẫn đến thời tiết có nhiều biến động thất thường. Mưa bão, lũ lụt xảy ra với tần suất cao hơn, mức độ nghiêm trọng hơn. Điều này tạo nên một môi trường sống thuận lợi cho các sinh vật, vi khuẩn phát triển và tấn công con người.
Thứ 3, khi nhiệt độ trái đất nóng lên, băng 2 cực tan ra làm mực nước biển dâng lên. Diện tích đất liền bị thu hẹp, ảnh hưởng đến các quốc gia giáp biển, trong đó có Việt Nam. Không những vậy, những sinh vật ngủ đông trong lớp băng tan ra sẽ thức tỉnh khi gặp khí hậu ấm áp, từ đó dẫn đến phát sinh nhiều loại bệnh dịch nguy hiểm. Số lượng người tử vong vào các đợt nắng nóng gia tăng do sức đề kháng của con người yếu hơn vì khói bụi ô nhiễm.

Thứ 4, nguy cơ cháy rừng tăng cao, ngày càng khó dập tắt khi nhiệt độ không khí quá nóng. Đồng thời kéo theo những đợt hạn hán kéo dài hoặc ngập lụt ở các khu vực, làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Có thể thấy, hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh tồn của các sinh vật sống trên trái đất. Mà những hậu quả này, con người không thể giải quyết ngày một ngày hai. Do đó để làm chậm lại quá trình hiệu ứng nhà kính, mọi người cần chung tay thực hiện mọi biện pháp ngay từ hôm nay.
Cách khắc phục hiệu ứng nhà kính
Cách tốt nhất để khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính chính là giải quyết các nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Không cần phải thực hiện những biện pháp cao siêu, mỗi người chúng ta chung tay góp phần nhỏ cũng có thể tạo nên sự thay đổi to lớn. Một số việc con người nên làm để giảm khí thải độc hại ra ngoài môi trường như:
- Hạn chế và giảm dần việc sử dụng các nguyên liệu hóa thạch. Chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng thay thế thân thiện với thiên nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt, thủy triều,…
- Ngăn chặn nạn phá rừng đồng thời tích cực trồng cây gây rừng. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất vì cây xanh giúp lọc bớt khí CO2 trong không khí, mang lại bầu không khí trong lành hơn.
- Chuyển đổi mô hình chăn nuôi, trồng trọt và thói quen sinh hoạt để thích ứng với sự thay đổi khí hậu. Ví dụ xây nhà chống bão, chăn nuôi trồng trọt những loài có khả năng chịu mặn, chịu nhiệt, trồng cây ngắn ngày,…
- Nâng cấp công nghệ và dây chuyền sản xuất, giảm lượng khí thải CO2 ra ngoài môi trường.
- Giảm phương tiện giao thông, chuyển sang giao thông công cộng giúp giảm lượng khí thải.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính cũng như các tác hại mà nó mang đến cho cuộc sống con người. Đây là việc chung của toàn nhân loại nên không thể chỉ dựa vào sức 1 người mà có thể thành công. Việc giảm tác động của hiệu ứng nhà kính là việc lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và kiên quyết khi thực hiện. Vì vậy mỗi chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức của mọi thế hệ.
Môi trường hiện nay là vấn đề được quan tâm hàng đầu của cả cộng đồng. Các cảnh báo về tình trạng môi trường cũng được chính phủ và giới truyền thông tuyên truyền rộng rãi đến người dân. Trong đó chúng ta thường được nghe đến một hiện tượng liên quan đến môi trường là hiệu ứng nhà kính. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính, hậu quả và cách khắc phục như thế nào? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm: Học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường luôn xanh sạch đẹp?

Hiệu ứng nhà kính trong khí quyển
Hiệu ứng nhà kính trong khí quyển là gì?
Trong khí quyển của chúng ta luôn tồn tại các phân tử khí và hơi nước, bao gồm cả khí CO2 và các loại khí nhà kính NOx, CFC, metan…Khi mặt trời chiếu các tia bức xạ sóng ngắn vào trái đất nó sẽ truyền nhiệt lượng cho mặt đất, cây cối và phản xạ lại thành các bức xạ sóng dài. Các phân tử khí và hơi nước trong không khí sẽ hấp thu các bức xạ nhiệt này và giữ ấm cho bầu khí quyển.

Hiệu ứng này giúp duy trì nhiệt độ cho sự phát triển của các sinh vật trên trái đất. Nếu không có hiệu ứng này, nhiệt độ trung bình của trái đất chỉ vào khoảng -15oC.
Có thể hiểu, nhiệt độ của trái đất chính là mức chênh lệch giữa năng lượng bức xạ nhiệt do mặt trời chiếu xuống mặt đất và năng lượng bức xạ nhiệt từ trái đất đi ra không gian vũ trụ.
Xem thêm: 1 bao xi măng bao nhiêu tiền,
Hiệu ứng nhà kính tác động như thế nào đến sự nóng lên toàn cầu?
Trước đây, mật độ dân số thế giới còn thấp và thảm thực vật bao phủ giúp hấp thu và điều hòa lượng khí CO2 có trong khí quyển. Lượng khí CO2 cân bằng đồng nghĩa với điều kiện nhiệt độ, khí hậu của trái đất tương đối ổn định và kéo dài hàng triệu năm trong lịch sử trái đất.
Tuy nhiên, trong khoảng hơn một thế kỷ trở lại đây, dân số tăng nhanh cùng sự phát triển của công nghiệp và đô thị hóa đã phát thải một lượng lớn khí CO2 và khí nhà kính vào khí quyển. Ngược lại, mật độ cây xanh bị giảm đáng kể không thể hấp thu và cân bằng lượng khí phát thải ra môi trường. Nồng độ CO2 và khí nhà kính trong khí quyển quá cao sẽ hấp thu một lượng bức xạ nhiệt lớn làm năng lượng nhiệt bị giữ trong khí quyển trái đất không thể thoát ra ngoài. Điều này dẫn đến sự nóng lên toàn cầu như tình trạng hiện nay.
Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến môi trường
Có rất nhiều giả thuyết và quan điểm khác nhau liên quan đến vấn đề này. Nhưng hầu hết các nhà khoa học đều ủng hộ giả thuyết sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu xuất phát từ hoạt động xả thải của con người và chính hoạt động này đã gây nên hiệu ứng nhà kính tăng bất thường hay còn gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại.
Sau đây là một số hậu quả liên quan đến sự biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính gây ra:
- Hiện tượng nóng lên toàn cầu: xu hướng thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất có chiều hướng tăng trong những năm gần đây. Theo kết quả đo đạc và tổng hợp, nhiệt độ của trái đất vào cuối thế kỷ 19 tăng trung bình 0.80C so với trước đó, thế kỷ 20 tăng trung bình thêm 0.80C và chỉ từ 18 năm từ năm 2000 – 2018 nhiệt độ trái đất đã tăng từ 0.56 – 0.920

Tác động này đã trở nên rõ ràng hơn thông qua những đợt nắng nóng bất thường ở châu Âu, những vụ cháy rừng khủng khiếp ở rừng Amazon năm 2019 và ở Australia đầu năm 2020.
- Sự dâng lên của mực nước biển: Nhiệt độ trái đất tăng làm băng trên các đỉnh núi và băng ở hai cực của trái đất tan nhanh gây ra sự dâng lên của mặt nước biển. Các nhà khoa học dự đoán trong tương lai, một số các quốc đảo cùng các vùng đất ven biển sẽ bị mực nước nhấn chìm và bị xóa sổ hoàn toàn trên bản đồ thế giới.
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan: Sự nóng lên của trái đất cũng được cho là nguyên nhân gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, bão lụt, lũ quét, xói mòn…

- Thay đổi cân bằng hệ sinh thái: sự thay đổi nhiệt độ cũng làm suy giảm số lượng của loài sinh vật này và gia tăng số lượng cá thể của loài sinh vật khác. Mật độ phân bố của các loài sinh vật cũng thay đổi làm mất cân bằng hệ sinh thái trái đất.
- Hiệu ứng nhà kính còn ảnh hưởng trực tiếp đến nền nông nghiệp, kinh tế, sức khỏe và đời sống của con người.
Xem thêm: Lắp đặt quạt hút mùi nhà vệ sinh
Các biện pháp đẩy lùi hiệu ứng nhà kính nhân loại hiện nay
Cắt giảm lượng khí thải CO2 và khí nhà kính vào môi trường

Biện pháp hiệu quả và cấp thiết nhất chính là giảm lượng khí thải CO2 và khí nhà kính bao gồm metan, nitơ oxit, Sulphur hexafluoride (CF6), clorofluorocarbon (CFC), perflourocarbon (PFCs). Để thực hiện được điều này, các quốc gia, doanh nghiệp, người dân cần phải:
- Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu hóa dầu trong sản xuất và tiêu thụ điện năng bằng cách thay thế các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…
- Thay thế phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu diesel bằng xe chạy bằng năng lượng điện và nguồn nhiên liệu sạch như xăng sinh học, biogas…
- Xây dựng các tòa nhà, đô thị, thành phố tiêu thụ cacbon thấp.
- Nghiên cứu và ứng dụng các vật liệu mới trong ngành sản xuất ô tô, máy bay, đồ gia dụng thân thiện với môi trường.
Bảo vệ rừng và tăng diện tích thảm thực vật

Như bài viết đã đề cập, cây xanh giúp hấp thụ và điều hòa lượng khí CO2 có trong không khí. Vì vậy duy trì và tăng diện tích thảm thực vật sẽ giúp tiêu thụ một lượng lớn CO2 làm giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính. Hơn nữa, phân bố thảm thực vật xen kẽ trong đô thị và khu dân cư còn giúp điều hòa nhiệt độ và khí hậu, tạo cảnh quan môi trường.
Rừng từ lâu đã được xem là lá phổi của trái đất và đóng vai trò lớn trong việc giảm lượng khí thải, điều hòa khí hậu, duy trì nguồn nước, chóng xói mòn… Rừng còn là hệ sinh thái lưu giữ sự đa dạng sinh học của trái đất. Vì vậy, bảo vệ và phát triển rừng chính là nhiệm vụ cấp thiết của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Nỗ lực của thế giới trước tác động của hiệu ứng nhà kính

Nhận thức được hiểm họa liên quan đến hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu, Liên hiệp quốc đã xây dựng Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu thông qua Hội nghị thượng đỉnh Trái đất vào năm 1992. Đây là cơ sở cho việc đàm phán, ký kết các hiệp ước, hiệp định quốc tế sau này như:
- Nghị định thư Kyoto về mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính được tham gia ký kết bởi 191 quốc gia và chính thức có hiệu lực từ năm 2005. Nghị định quy định các quốc gia tiến hành cam kết phải có các biện pháp cắt giảm khí CO2 cùng các loại khí nhà kính khác. Mục tiêu cắt giảm được quy định cụ thể cho mỗi quốc gia. Ví dụ: Liên minh châu Âu là 8%, Hoa Kỳ 6%, Nhật Bản 6%…
- Hiệp định Paris được diễn ra tại Pháp vào tháng 12 – 2015 thông qua hội nghị COP-21 thể hiện nỗ lực của các quốc gia trong việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu và ứng phó với biến đổi khí hậu. Mục tiêu của hiệp định đến năm 2030, thế giới sẽ cắt giảm 50% lượng khí phát thải so với năm 2010.

Hiện nay, đã có 197 quốc gia tham gia ký kết hiệp định Paris thể hiện sự quyết tâm của thế giới trong việc chung tay ngăn chặn biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những nỗ lực này được các nhà khoa học đánh giá là chưa đủ khi trên thực tế mức xả thải không giảm như mục tiêu đề ra (7.6%/năm) mà thậm chí còn tăng qua từng năm.
Dù vậy, vẫn có những tín hiệu tích cực cho kỳ vọng của hiệp định khi cuối năm 2019, Nghị viện châu Âu đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu và môi trường. Chủ tịch của Ủy ban châu Âu cũng tuyên bố châu Âu sẽ cắt giảm lượng khí thải xuống mức 0 vào năm 2050 và đề ra các mục tiêu tham vọng hơn về cắt giảm lượng khí thải vào năm 2030.
Ngoài ra một phong trào mang tên “Chiến tranh thế giới lần thứ 0” cũng được phát động với sự tham gia của các nhà chính trị và nhân vật truyền thông nổi tiếng với hy vọng tạo ra một làn sóng bảo vệ môi trường đến toàn thể cộng đồng.
Trên đây là những nội dung quan trọng liên quan đến hiệu ứng nhà kính bao gồm: hiệu ứng nhà kính là gì? Tác động của hiệu ứng nhà kính và các biện pháp ngăn chặn. Nếu bạn là một người yêu môi trường thì đây quả là những thông tin hữu ích cho bạn phải không. Hãy chia sẻ điều này đến với mọi người để cùng nhau chung tay bảo vệ trái đất xanh bạn nhé!