Nội Dung
Tài nguyên nước là một khái niệm khá đa dạng, trên thế giới nước muối chiếm tới 97% nước trên Trái Đất, chỉ có 3% còn lại là nguồn nước ngọt. Các nguồn nước ngọt bao gồm: nước mặt, nước chảy ngầm và nước ngầm. Trong đó nguồn nước mặt được con người sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu cặn kẽ nguồn nước mặt là gì? đặc điểm nguồn nước mặt như thế nào? Tất cả vấn đề này sẽ được chúng tôi bật mí đến quý khách thông qua nội dung bài viết hôm nay, xin mời cùng tham khảo!
Xem thêm: Bồn cầu xả nước yếu
Nước mặt là gì?
Nước mặt là nước trên bề mặt của Trái Đất như ở sông, hồ, đầm lầy, hay đại dương.
Hiểu một cách đơn giản, bất kỳ nguồn nước nào chúng ta nhìn thấy trên mặt đất mà không phải qua quá trình đào bới thì đều có thể gọi là nước mặt.
Theo định nghĩa trên có thể kết luận, nước mặt sẽ bao gồm cả nguồn nước chứa trên bề mặt lục địa và nước lưu thông. Như vậy, nước trong sông, hồ, đầm lầy, đại dương hoặc nước ngọt ở các đập chứa nước đều là nước mặt. Nước mặt sẽ không có muối, được bổ sung từ các lượng nước mưa và lấy thêm từ nước ngầm.
Phân loại nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt được phân thành 3 loại chính, cụ thể như sau:
Nước mặt vĩnh viễn: Là loại nước luôn có quanh năm. Gồm các nước sông, nước đầm và nước trong hồ
Nước mặt bán vĩnh cửu: Đây là các vùng nước chỉ xuất hiện tại một thời điểm nhận định trong năm. Gồm các khu vực nước như lạch, đầm phá, hố nước.
Nước mặt nhân tạo: Đây là nước được tạo con người tạo ra và chưa trong các hệ thống được xây dựng. Gồm các khu vực hồ, đập và đầm lấy nhân tạo. Ngườn nước mặt nhân tạo được lấy từ sông, suối, hồ rồi chứa vào đập để sử dụng dưới dạng thủy điện.
Đặc điểm của nguồn nước mặt:
Đặc điểm của nguồn nước mặt như sau:
- Thường xuyên tồn tại các khí hòa tan trong nước mặt
- Có nồng độ lớn các chất lơ lửng, đặc biệt ở trong dòng chảy. Chất huyền phù khác nhau, bắt đầu từ các hạt đến các nguyên tố hữu hình.
- Trong nước mặt có chưa các chất hữu cơ tự nhiên, do sự phân hủy các chất hữu cơ thực vật và động vật sống trên bề mặt.
- Có các sinh vật nổi trong nước mặt. Nước mặt đóng một vai trò như nơi cư trú và phát triển quan trọng của các thực vật nổi và động vật nổi.
- Nước mặt thay đổi nhiệt độ theo mùa, khí hậu. Xảy ra ngẫu nhiên như mưa, giông, ô nhiễm.
Ô nhiễm hữu cơ thường dẫn đến việc phú dưỡng nguồn nước.
- Nguồn ô nhiễm đến từ nguồn nước thải đô thị: các chất cặn bã có trong nước thải đô thị ( quá trình trao đổi chất của con người, tiện nghi nhà ở).
- Nguồn ô nhiễm từ nguồn nước công nghiệp: chất ô nhiễm hữu cơ và vi ô nhiễm hoặc vô cơ.
- Ô nhiễm từ nguồn nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trôi theo nước mưa và các dòng nước. Chất thải hữu cơ cũng tạo ra trong các trại chăn nuôi.
So sánh nước mặt với nguồn nước ngầm:
Nước mặt và nước ngầm đều là những nguồn cung cấp nước chủ yếu, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, ăn uống, sản xuất kinh doanh… của con người. Tuy nhiên giữa hai loại nước này lại có đặc trưng tính chất tương đối khác biệt, dưới đây là bảng so sánh chi tiết:
Chỉ Tiêu | Nước mặt | Nước ngầm |
Nhiệt độ | Nhiệt độ của nước chịu ảnh hưởng của sự thay đổi không khí nên nó cũng thay đổi theo mùa | Tương đối ổn đinh, mạch nước ngầm nằm sâu dưới lòng đất nên ít chịu ảnh hưởng của sự thay đổi không khí trong mặt đất. |
Chất rắn lơ lỏng | Cao và thay đổi theo mùa | Rất thấp và hầu như không có |
Các khoáng chất hòa tan trong nước như canxi, magie | Thay đổi phụ thuộc theo chất lượng đất và lượng mưa | ít thay đổi và chứa nhiều khoáng chất hơn so với nước mặt |
Hàm lượng Fe2+, Mn2+ | Chỉ có nước sát đáy sông, hồ | thường xuyên có trong nước |
Khí H2S | không có | thường có |
Khí NH3 | Chỉ có khi nguồn nước ô nhiễm | thường có |
Khí O2 hòa tan | Gần như bão hòa | Không có |
Khí CO2 hòa tan | Hầu như không có | Nồng độ cao |
Vi sinh vật | Hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nước ngầm nên vi sinh vật phong phú hơn. | Chủ yếu là các vi sinh vật do sắt gây. |
Nguồn tài nguyên nước mặt ở Việt Nam:
Hiện nay, tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hăng năm của nước ta bằng khoảng 847 Km³, trong đó tổng hượng ngoài vùng chảy vào là 507 km³ chiếm tới 60% và dòng chảy nội địa là 340 km³, chiếm tới 40%
Theo WB (Ngân Hàng Thế Giới), tài nguyên nước Việt Nam được đánh giá là nguồn tài nguyên phong phú nhưng không phải vô tận. Điều đó được minh chứng bằng con số cụ thể: Việt Nam có 11 lưu vực sông chính và gần 3500 con sông, lượng mưa trung bình năm lớn khoảng 2000 mm. Nước mặt và nguồn dự trữ nước dưới đất phong phú cung cấp nguồn tài nguyên nước đáng kể và phần lớn các nguồn tài nguyên này có thể khai thác, sử dụng.
Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 – 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%).
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%). Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6%).
Thực trạng nguồn nước mặt tại Việt Nam hiện nay:
Hiện nay, thực trạng nước mặt được thể hiện rõ nét qua những số liệu khá rất đau lòng. Tuy Việt Nam có nhiều con sông, suối và nhiều ao hồ nhưng nhìn điểm chung của tất cả nguồn nước trên bề mặt đang ngày càng suy thoái và bị phá hủy đáng nghiêm trọng. Thậm chí nhiều con sông, ao, hồ đang dần chết dần chết mòn.
Thông tin từ Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, chất lượng sông Kỳ Cùng và các sông nhánh ở vùng núi Đông Bắc đang giảm sút xuống loại A2, sông Hiển và sông Bằng Giang còn ở mức B1. Sông Hồng đoạn qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc các chỉ số đều vượt QCVN 08:2008 – A1, nhiều khu vực gần nhà máy thậm chí xấp xỉ B1.
Không dừng lại đó, nhiều đoạn sông Cầu cũng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là những đoạn sông chảy qua các khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Lưu vực sông Nhuệ – Đáy bị ô nhiễm ở mức báo động, các giá trị BOD5, COD, TSS … vượt ngưỡng cho phép nhiều lần, nhất là vào mùa nắng. Độ đục ở khu vực sông Mã cũng ngày càng cao.
Tại miền Trung và Tây Nguyên chất lượng nước ở một số khu vực cũng giảm. Sông Đồng Nai vốn được biết đến với chất lượng nước mặt tốt nhất cả nước nhưng vùng hạ lưu đã bắt đầu ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm ở hệ thống sông Sài Gòn, sông Thị Vải, sông Vàm, sông ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vấn đề nhức nhối.
Giải pháp khắc phục và bảo vệ nước mặt trong tương lai:
Hệ quả khan hiếm và thiếu nước đang là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại cảu con người trong tương lai. Vậy nên cần có các giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên nước.
Đầu tiên, cần phải củng cố, bổ sung mạng lưới điều tra quan trắc tài nguyên nước, gồm cả nước mặt và nước ngầm.
Trên cơ sở kiểm kê đánh giá tài nguyên nước và cân bằng kinh tế nước mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia nói chung và cho các lưu vực nói riêng. Cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Tài nguyên Nước và đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng Tài nguyên Nước Quốc gia và Ban quản lý lưu vực các sông.